Mới hừng đông, bà nội anh đã nghe đám biệt kích chạy thể dục hô vang một, hai náo loạn cả sân.
Bà nhìn lên tầng nơi có phòng tân hôn.
Sau đó đi luôn ra sân, chắn bước chạy của đám trai tân.
"Im lặng...!để chị dâu dưỡng sức!"
Mười bốn cái miệng hả ra.
Mắt dáo dác nhìn nhau một hồi, rồi mới hiểu ý tứ thâm sâu trong lời bà nội chín mươi tuổi.
Cả đám không những im lặng mà còn cười to, vỗ tay bốp bốp.
"Làm đội trưởng...!sướng thế không biết!" Một anh dướn cổ nói to lên tầng hai.
"Ê, cậu nói xem: trong địa hình chiến đấu như tầng hai, đội trưởng sẽ thực hiện bắn ở tư thế nào? Nằm bắn, quì bắn hay là đứng bắn?"
Nghe câu hỏi của xạ thủ bắn tỉa, cả đám lại cười lên ha hả.
Trần Hùng ngẫm nghĩ một lát rồi ra vẻ ta đây hiểu biết.
Anh ta trả lời câu hỏi cho đám anh em biết:"Tôi nghĩ đội trưởng đang nằm bắn á!"
Chân anh ta đang đau mà.
Vả lại, chiến đấu ở giường chứ đâu phải ở sa trường mà quì, đứng cho mỏi chân!
"Sai, sai, sai!" Tay xạ thủ bắn tỉa thứ hai khoát tay bác bỏ.
Mười ba đôi mắt hướng về anh ta.
Bà nội Phạm Chánh cũng hết cách bịt miệng lũ chai mặt gió sương nên đứng bên nghe đám trai ế đoán mò.
"Tôi nghĩ đội trưởng sẽ thực hiện cả ba!" Anh ta quyết định.
Ai lại đi chọn một thế bắn?Trong tác chiến các anh không phải cũng vậy sao? Phải linh hoạt, cơ động kết hợp nhiều phương pháp.
"Vậy mới thu phục được đối phương chứ đúng không?"
Cả đám thấy hay nên lại vỗ tay rần rần tán thưởng.
Cảnh náo nhiệt đó vừa gặp lúc Phạm Chánh đi ra.
Anh chẳng biết nguyên nhân nên hỏi:"Các cậu trúng bùa yêu hả?"
Chỉ có vậy mới làm đám ế vợ kia sáng sớm đã cười giòn tan như thế.
"Dạ, đúng rồi! Đội trưởng làm ơn bật mí cho Z7 biết tư thế nào tốt nhất để cậu ấy còn vận dụng!"
"Tư thế gì?" Phạm Chánh nào hiểu ất giáp nên anh ngớ ra.
"Là việc...anh mới làm đó!" Trần Hùng thật muốn quì bái phục trò giả ngây của vị đội trưởng.
Phạm Chánh suy nghĩ việc anh vừa mới làm.
Chả có việc gì ngoài chuyện hôn vợ một cái rồi đi xuống đây.
Khoan! Vợ?
Trong đầu anh liền hiểu đám anh em kia muốn biết tư thế gì!
Phạm Chánh đứng thẳng lưng.
Hô to giữa sân:"Đội biệt kích An Nam! Một hàng dọc, tập hợp!"
Mười bốn cái đầu lập tức nằm trên một đường thẳng.
"Chạy thường, chạy!"
"Khi nào có lệnh mới được nghỉ!" Anh nói theo cái bóng phía sau.
Ai hiểu anh em trong đội hơn anh.
Phải bận rộn chút mới tránh mấy cái đầu nghĩ bậy.
Rồi đổ vỡ ra chuyện anh chưa động phòng.
Anh không muốn để đám đàn em biết: anh chưa sử dụng tư thế nào!
Nhưng trời đánh còn tránh miếng ăn.
Anh cứ nghĩ phạt vậy sẽ ngừa được việc đám anh em tò mò chuyện riêng tư.
Ai dè, trong lúc ăn sáng, một tên trong đội bất ngờ hỏi Nguyệt Dao.
"Chị dâu! Chị chấm đội trưởng ở tư thế nào?"
Nguyệt Dao đang ăn cơm.
Cô không biết người anh em đó hỏi vậy là có ý gì.
Cô đưa mắt nhìn Phạm Chánh.
Thấy anh giương ánh mắt mang đầu đạn vào người vừa hỏi.
Cô tức thời hiểu ngay.
Cô bật cười.
Lúc ngẩng mặt lên, cô nghiêm giọng nói:"Tư thế nào chị cũng chấm tốt!"
Một câu nói làm Phạm Chánh nở mày nở mặt.
Anh nhìn cô với ánh mắt: anh sẽ thực hiện tốt như lời vợ khen.
Ai dè câu nói của Nguyệt Dao kích thích trí tưởng tượng của đám anh em.
Trần Hùng nhìn cô nói luôn:"Chị dâu! Sau kì nghỉ này chắc quân số của đội tăng thêm một tiểu biệt kích!"
Ha...ha...Đó là tiểng cười của cả đám biệt kích.
Mà bà nội và ba mẹ anh nghe vậy cũng cười vui theo.
Một tin tốt lành như thế nên người lớn trong nhà ai mà chẳng mong.
Họ còn cầu cả đêm lẫn ngày nữa ấy chứ!
Cuối cùng rồi niềm mong ước có một tiểu biệt kích của nhà họ Phạm cũng thành hiện thực.
Ngày Nguyệt Dao làm lễ tốt nghiệp cũng là ngày cô báo tin vui cho cả nhà.
"Bà nội, ba mẹ! Vợ chồng con có tiểu biệt kích rồi!"
Bà anh nghe vậy mừng vui chảy cả nước mắt.
Bà liền hối mẹ chồng bấm ngay điện thoại thông báo liền cho Phạm Chánh đang ở đơn vị.
"Dạ! Chồng con biết rồi!"
"Vậy sao nó còn chưa về?"
"Dạ, do đang huấn luyện! Qua đợt này ảnh mới về nhà được!"
"Cài thằng này y như cha nó! Toàn lấy việc công làm trọng! Vợ làm lễ tốt nghiệp không về chia vui! Giờ lên chức cha cũng thờ ơ như vậy!"
"Mẹ con giống cha đó!" Ba chồng nghe bà nội chửi khéo, cười khổ nhắc bà.
Bà nội đang bực mình thằng cháu trai, thương cháu dâu bầu bí không có chồng ở bên, nghe ba chồng nói vậy, bà trừng mắt:"Cùng một giuộc cả!"
Nguyệt Dao biết, bà nội vì thương cô nên mới mắng vậy thôi.
Chứ bà sao không hiểu nhiệm vụ của một người quân nhân.
Để bù đắp cho cô, bà nội và mẹ chồng thay nhau ở bên cạnh bầu bạn cho cô vui.
Như thế sợ cô còn tủi thân, bà nội còn điện thoại về quê báo luôn cho cha mẹ cô dọn nhà lên thành phố ở.
Thành ra những ngày thai nghén của Nguyệt Dao dù không có chồng ở bên nhưng bù lại cô luôn nhận được sự động viên chia sẻ của những người thân ở nhà.
Mỗi khi Phạm Chánh gọi điện về cho vợ, anh nghe tiếng cười nói cuả người thân bên cô, anh cũng yên tâm được phần nào.
"Anh nhớ bảo trọng, đừng lo cho mẹ con em!" Mỗi lần thấy anh lo lắng, Nguyệt Dao đều động viên chồng như thế.
"Ừ, cố lên nha vợ! Anh yêu hai mẹ con!" Anh chỉ biết động viên vợ qua điện thoại.
Lòng có muốn hơn cũng không thể.
Cô biết anh cũng lo cho cô lắm.
Nhưng vì nhiệm vụ nên nén nỗi lo vào trong.
Khi tiểu biệt kích nhà họ Phạm tròn một tuổi, Nguyệt Dao thi tuyển vào Trường Nghệ thuật Quân khu.
Và công tác luôn ở đơn vị gần chồng.
Cả nhà ba người từ đó có thời gian bên nhau nhiều hơn.
Anh xong nhiệm vụ có thể tạc nhanh về nhà nhìn mặt vợ con, hôn mỗi người một cái rồi lại vội vã đi.
Những chiều cuối tuần hay những ngày Nguyệt Dao không có tiết dạy, cô đều đưa con tới đơn vị thăm anh.
Chiều cuối tuần đơn vị anh vì thế mà nhộn nhịp hơn.
Bởi có thêm tiếng cười, tiếng nói bi bô của một tiểu biệt kích siêu ngầu nhí.
Phạm Chánh choàng tay lên vai vợ.
Cô ngả đầu vào vai anh.
Cả hai vợ chồng nhìn thiên thần nhỏ đang ham mê nghịch khẩu súng nhựa và yêu cầu các chú giơ tay đầu hàng.
Hạnh phúc tràn dâng trong đôi mắt vợ chồng đội trưởng Phạm.
Anh em trong đội quấn thằng bé con một hồi rồi đồng thanh nói: "Phạm Kỳ sẽ là một biệt kích tài giỏi trong tương lai!"
DOCTRUYENMOBI.NET
Thế Giới Truyện Tranh, Truyện Tình Cảm Số 1 Việt Nam, là trang đọc truyện chữ online với nhiều thể loại truyện đam mỹ, truyện ngôn tình, truyện sắc chọn lọc dành cho độc giả yêu thích. Đến là Đọc - Đọc là Mê